Diễn Đàn 12C4- Cam Ranh - Khánh Hòa
Diễn Đàn 12C4- Cam Ranh - Khánh Hòa
Diễn Đàn 12C4- Cam Ranh - Khánh Hòa


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
Kull Jack

SMOD
SMOD
Kull Jack
Các Ứng Dụng10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) 4313i | 10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) Images | 10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) Love
Tổng số bài gửi : 183
Join date : 02/12/2011
Age : 30
Đến từ : cam ranh
Bài gửiTiêu đề: 10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) 10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) EmptyFri Dec 02, 2011 1:48 pm

10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) Post_t10 10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) Post_t12
Dù chỉ được chú thích nhỏ “bị ám sát” khi người đời sau nhắc đến, thế nhưng cái chết của họ lại có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới lúc bấy giờ và cả sau này.

Họ là những nhà hoạt động nhân quyền, tướng lĩnh quân đội, hoàng đế, nguyên thủ quốc gia bị ám sát bởi thù hận, ghen tức, bất đồng hay chỉ vì kẻ giết người muốn nổi tiếng. Không ít người trong số họ là phụ nữ, nhưng tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trên chính trường là lí do khiến họ bị sát hại. Tuy nhiên, cái chết của họ đều khiến thế giới thay đổi dù tốt lên hay xấu đi.

Reinhard Heydrich - Chỉ huy cao cấp của Phát xít Đức

10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) T727902

Reinhard Tristan Eugen Heydrich (sinh ngày 7/3/1904, mất ngày 4/6/1942) là chỉ huy cao cấp và khét tiếng của Đức quốc xã. Đây là nhân vật chỉ huy chiến dịch tiêu diệt hàng triệu người Do thái trên những vùng đất mà quân đội Phát xít Đức chiếm đóng.

Nếu không có Thế chiến thứ Hai, nhân loại sẽ chẳng bao giờ biết đến cái tên Heydrich. Thế nhưng các nhà phân tích đánh giá, y chính là nhân vật sẽ mang lại thắng lợi toàn cầu cho chủ nghĩa Phát xít trên toàn thế giới nếu không bị ám sát. Y có tính tàn nhẫn giống trùm phát xít Adolf Hitler nhưng được đánh giá là thông minh gấp đôi người lãnh đạo đội quân tàn nhẫn này.

Chắc chắn dưới sự lãnh đạo của Heydrich, Phát xít Đức sẽ không dễ dàng bị đánh bại do những sai lầm của Hitler trong những năm tháng cuối cùng của thế chiến. Tuy nhiên, thế giới sẽ không bao giờ phải chịu thảm họa đó vì Heydrich bị ám sát ở Prague hôm 27/5/1942 bởi một nhóm binh sĩ Tiệp Khắc được đào tạo tại Anh. Heydrich bị thương nặng và thiệt mạng sau đó một tuần tại bệnh viện. Điên cuồng sau việc thủ lĩnh cấp cao bị sát hại, Đức quốc xã đã ra lệnh bắt giữ 13.000 người. Ngôi làng Lidice nơi xảy ra vụ ám sát bị san bằng, phụ nữ và trẻ em bị bắt đến các trại tập trung, đàn ông và thanh niên trên 16 tuổi bị bắn chết. Theo thống kê, Phát xít Đức đã sát hại 1.300 người sau cái chết của Heydrich.

Nếu không có việc chỉ huy cấp cao Heydrich bị ám sát, quân đồng minh vẫn sẽ đánh đổ được chủ nghĩa Phát xít nhưng có lẽ thời gian sẽ không sớm như chúng ta đã thấy.

Indira Gandhi - Nữ thủ tướng Ấn Độ

10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) T727904

Indira Gandhi (sinh ngày 19/11/1917, mất ngày 31/10/1984) hai lần được bầu làm thủ tướng Ấn Độ từ 19/1/1966 đến 24/3/1977 và được bầu lại từ 14/1/1980 cho đến ngày bị ám sát. Là con gái của Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru sau ngày Ấn Độ giành độc lập, bà Gandhi quyết nối nghiệp chính trị của cha mình và được sự ủng hộ của đông đảo người dân.

Dù là phụ nữ nhưng bà chính là người chèo lái đất nước Ấn Độ vượt qua thời kì khủng hoảng nhất. Vào thời điểm bà nắm quyền, tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan đang ở mức đỉnh điểm. Hơn nữa, Ấn Độ còn phải đương đầu với những mối đe dọa từ bên ngoài xuất phát từ Mỹ và Trung Quốc.

Thế nhưng, bà chính là người giúp Ấn Độ thay đổi rất nhiều và góp phần làm thay đổi quốc gia láng giềng Pakistan. Ngoài ra, quốc phòng Ấn Độ còn đạt được nhiều thành công trong việc nghiên cứu vũ khí hạt nhân thời kì bà chèo lái đất nước.

Thế nhưng, những quyết định có phần nhạy cảm vào những năm tháng cuối đời của bà Gandhi là nguyên nhân khiến bà bị ám sát. Việc đưa quân đội tấn công Đền Vàng, nơi thờ cúng thiêng liêng của người Sikh để tiêu diệt một thủ lĩnh tôn giáo địa phương cực đoan khiến người Sikh cảm thấy bị xúc phạm. Vì lẽ đó, hai cận vệ người Sikh trong lực lượng vệ sĩ của bà Gandhi đã nổ súng hạ sát bà ngay tại tư dinh thủ tướng ở thủ đô New Dehli ngày 31/10/1984. Việc bà bị ám sát đã thổi bùng lên những cuộc bạo động chống người Sikh ở khắp nơi, làm hàng ngàn người thiệt mạng.

Dù đã qua đời nhưng hệ tư tưởng của thủ tướng Gandhi vẫn gây ảnh hưởng đến chính trường Ấn Độ sau này.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) T727903

John Fitzgerald Kennedy (sinh ngày 29/5/1917, mất ngày 22/11/1963) là tổng thống đời thứ 35 của Hoa Kỳ. Ông không phải tổng thống đầu tiên của Mỹ qua đời vì bị ám sát, nhưng ông là tổng thống đoản mệnh nhất của Hoa Kỳ.

Trong khoảng thời gian lãnh đạo Hoa Kỳ từ năm 1961 đến 1963, Kennedy đã trải qua không ít sóng gió được lịch sử ghi nhận như sự kiện Vịnh con lợn ở Cuba, Xây dựng Bức tường Berlin ở Đức, cuộc chạy đua thám hiểm không gian với Liên Xô, Khơi mào cuộc Chiến tranh ở Việt Nam và phong trào dân quyền ở Mỹ.

Việc Tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1963 đã khiến nước Mỹ và cộng đồng quốc tế rúng động. Ông bị bắn chết trưa ngày 22/11/1963 ở thành phố Dallas, tiểu bang Texas. Một người đàn ông tên là Lee Harvey Oswald bị bắt và buộc tội giết chết một sĩ quan cảnh sát lúc 7h sáng, sau đó bắn chết Tổng thống vào giữa trưa. Oswald bị Jack Ruby bắn chết tại một đồn cảnh sát ở Dallas hai ngày sau đó. Năm ngày sau cái chết của Oswald, phó tổng thống được chỉ định thay thế đã ngay lập tức yêu cầu thành lập một ủy ban đặc biệt nhằm điều tra về vụ ám sát Kennedy. Tuy nhiên, những tình tiết trong vụ ám sát Kennedy vẫn mãi gây tranh cãi, bởi người ta nghi ngờ rằng Oswald có đồng phạm, hoặc thậm chí chỉ là nạn nhân của một âm mưu sắp đặt trước chứ không hề ra tay giết tổng thống.

Tuy chưa đạt được thành quả đáng kể nào nhưng người dân Mỹ vẫn dành cho Kennedy những sự ưu ái lớn lao bởi sự thành công bước đầu của những chính sách do ông đặt ra.

Nữ cựu thủ tướng Pakistan, Benazir Bhutto

10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) T727905

Bà Benazir Bhutto (sinh ngày 21/6/1953 tại Karachi, mất ngày 27/12/2007 ở Rawalpindi) là nữ chính trị gia có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Quốc gia Hồi giáo Pakistan sau khi giành độc lập. Bà đã hai lần đắc cử chức Thủ tướng Pakistan nhưng đều bị bãi nhiệm vì tranh cãi về những cáo buộc tham nhũng của Tổng thống.

Cho dù không còn ngồi trên cương vị đứng đầu chính phủ, bà Bhutto vẫn có những ảnh hưởng đáng kể đến chính trường Pakistan. Sống trong một quốc gia đầy rẫy chủ nghĩa cực đoan, tư tưởng và cách làm của bà gặp phải sự ngấm ngầm thù địch của nhiều phe phái.

Dù bị buộc phải sống lưu vong năm 1999 nhưng bà đã được trở về sau khi đạt được thỏa thuận với Tổng thống Pervez Musharraf tháng 10/2007. Sự nghiệp chính trường của bà tiếp tục gặp nhiều thuận lợi đến mức báo chí phương Tây luôn đánh giá bà sẽ sớm trở lại với quyền lực. Tuy nhiên, bà Benazir Bhutto đã bị sát hại trong một vụ đánh bom liều chết, khi đảng của bà tổ chức tuần hành ở Rawalpindi.

Vì vai trò không thể thay thế của Benazir Bhutto nên việc bà bị ám sát gây ra nhiều tổn thất cho phe đối lập và người dân Pakistan. Nếu có bà, Pakistan chắc sẽ không bất ổn và nguy hiểm như bây giờ
10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) Post_f12 10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1) Post_f10
Chữ ký của Kull Jack
Hãy cảmơn bài viết của Kull Jack bằng cách bấm vào "" nhé!!!
Về Đầu Trang Go down

10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn 12C4- Cam Ranh - Khánh Hòa  :: Tin Tức :: Tin Tức Đó Đây-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất