Tiêu đề: 10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 2) Sun Dec 04, 2011 6:07 am
Không những gây ảnh hưởng ở tầm quốc gia, vụ ám sát Hoàng đế La Mã Julius Caesar và hai nhà hoạt động nhân quyền Mahatma Gandhi và dân quyền Martin Luther King đã đổi thay cả thế giới.
>> 10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 1)
Julius Caesar - Hoàng đế La Mã
Gāius Jūlius Caesar sống ở những năm 100 đến năm 44 Trước Công Nguyên. Ông là một lãnh tụ quân sự, chính trị của đế chế La Mã được đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phát triển của thế giới. Ông là người góp công lớn đưa La Mã trở thành đế chế bành trướng khắp thế giới thời điểm bấy giờ.
Một trong những chiến công vang dội nhất của Jūlius Caesar là việc chinh phục xứ Gaule bao gồm Pháp, Bắc Ý, Bỉ, miền Tây Thụy Sỹ…đồng thời mở ra con đường để đế chế La Mã tiếp cận Đại Tây Dương. Ngoài ra, ông cũng chính là người phát động cuộc chiến vào nước Anh. Caesar được đánh giá là nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất đồng thời là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất thế giới.
Chiến công vang dội và những thành tích không ai sánh bằng đã đưa Caesar trở thành lãnh tụ của Đế chế La Mã. Thế nhưng, sự phản bội của một người bạn thân đã khiến ông bị ám sát trong ngày định mệnh năm 44 trước công nguyên. Cái chết của Caesar biến đế chế La Mã lâm vào một cuộc nội chiến đẫm máu và kinh hoàng hơn bao giờ hết dẫn tới sự sụp đổ.
Việc ám sát Hoàng đế La Mã thời điểm đó thực sự đáng được gọi là thảm họa bởi không biết bao người đã phải bỏ mạng vì các cuộc nội chiến tranh giành quyền lực. Nếu dựa vào đó để so sánh thì vụ ám sát Caesar đáng được coi là kinh hoàng nhất trong mọi thời đại.
Nhà hoạt động nhân quyền Ấn Độ Mahatma Gandhi
Mohandas Karamchand Gandhi (sinh ngày 2/10/1869, mất 30/1/1948) là anh hùng dân tộc của Ấn Độ. Ông là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống lại Đế quốc Anh giành độc lập cho Ấn Độ. Suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố hay bạo lực mà luôn cảm hóa con người bằng những quy chuẩn đạo đức.
Ông được người dân Ấn Độ gọi một cách thành kính là Mahātmā nghĩa là “vĩ nhân”. Dù chưa bao giờ đồng ý để mọi người gọi mình là Mahātmā nhưng người dân Ấn Độ và cộng đồng quốc tế biết ông qua cái tên Mahātmā Gandhi nhiều hơn so với tên thật của ông.
Ngày sinh của ông 2/10 được Liên Hợp Quốc chọn làm ngày Quốc tế Phi bạo lực. Tuy nhiên, người đàn ông mẫu mực được coi là “Quốc phụ” của Ấn Độ bị ám sát ngày 30/1/1948 trên đường tới một ngôi đền ở New Delhi. Sự ra đi của Mahatma Gandhi là một cú sốc đối với người dân Ấn Độ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Kẻ ám sát ông Gandhi là một sinh viên đại học theo đường lối cực đoan, bị tử hình ngày 15/11/1949, gần 2 năm sau vụ ám sát. Dù ra đi mãi mãi nhưng hệ tư tưởng của Mahātmā Gandhi vẫn có những ảnh hưởng lớn lao tới người dân Ấn Độ sau này. Không chỉ Ấn Độ giáo, những người theo đạo Hồi cũng bị tư tưởng bài bạo lực của ông cảm hóa. Nhiều năm sau, thế giới vẫn sẽ tưởng nhớ đến người đàn ông được yêu mến gọi là vĩ nhân và tư tưởng chống bạo lực của ông qua ngày 2/10 hàng năm.
Nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi Martin Luther King
Martin Luther King (sinh ngày 15/1/1929 – mất 4/4/1968) là nhà hoạt động dân quyền có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ nói riêng và toàn thế giới thời kì bấy giờ. Ông được người dân trên toàn thế giới ngưỡng mộ như một nhà kiến tạo hòa bình, một anh hùng hay thậm trí là một vị thánh. Ông là người trẻ tuổi nhất được nhận giải Nobel hòa bình danh giá.
Cũng có tư tưởng bất bạo lực như nhà hoạt động nhân quyền Mahatma Gandhi, Luther King giúp nâng cao nhận thức của công chúng về dân quyền đồng thời là nhà hùng biện vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1964, ông được trao giải Nobel hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt tình trạng kì thị, phân biệt chủng tộc và những đóng góp lớn lao khác của mình.
Martin Luther King bị ám sát sáng sớm ngày 4/4/1968 khi một mình đứng bên ngoài hành lang khách sạn ở Memphis, Tennessee trước lúc dẫn đầu một cuộc tuần hành ủng hộ công nhân vệ sinh ma màu tại Memphis. Ông bị bắn vào mặt và qua đời tối cùng ngày ở bệnh viên St. Joseph.
Sự ra đi của Luther King không chỉ để lại sự tiếc thương trên toàn thế giới mà nó còn gây ra bạo loạn ở hơn 100 thành phố trên khắp nước Mỹ. Ngày 7/4/1968, tổng thống Mỹ Johnson đã tuyên bố 1 ngày quốc tang để tưởng nhớ người đàn ông đã góp công lớn cho dân quyền của nhân loại. 300.000 người đã tới dự tang lễ của ông. Hung thủ sát hại Luther King là James Earl Ray bị bắt hai tháng sau đó. Y bị kết án ám sát King và lãnh hình phạt 99 năm tù giam.
Dù đã chết nhưng danh tiếng của Luther King không hề giảm sút mà còn tăng lên nhanh chóng. Ông trở thành một trong những người được kính trọng nhất nước Mỹ. Để tưởng nhớ người đàn ông hết mình vì nhân quyền, tổng thống Ronald Reagan đã ký sắc lệnh tôn vinh Luther King vào ngày lễ hàng năm mang tên ông trên toàn nước Mỹ. Dù đã qua đời nhưng những gì mà người đàn ông da mầu này tạo dựng vẫn được vợ ông và những người ủng hộ duy trì và dành được không ít thắng lợi to lớn
10 vụ ám sát làm thay đổi thế giới (phần 2)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài